Cách chọn giày đá bóng sân cỏ nhân tạo CHUẨN

ĐẶC ĐIỂM SÂN CỎ NHÂN TẠO


Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu cũng như vị trí địa lý mà mỗi quốc gia sẽ có những loại mặt sân đá bóng khác nhau. Ở Việt Nam hiện tại có 3 loại mặt sân chính: sân cỏ tự nhiên, sân cỏ nhân tạo và sân trong nhà. Việc hiểu rõ về mặt sân bạn thường chơi sẽ giúp ích trong việc chọn giày đá bóng phù hợp để tăng hiệu quả thi đấu cũng như giảm chấn thương.

Các loại sân bóng đá cỏ nhân tạo

Về sân bóng đá cỏ nhân tạo thì có hai loại mặt sân phân theo chất lượng như sau:

  • Sân AG (Artificial Grass) – sân cỏ nhân tạo đạt chuẩn, có cỏ dài và dày, nền sân cũng có nhiều hạt cao su để tăng độ mềm.
  • Sân TF (Turf) – Turf nghĩa là cỏ ngắn. Sân TF cũng là sân cỏ nhân tạo, nhưng có phần cỏ rất ngắn và mỏng, đồng thời mặt sân thường có lớp bên dưới là bê tông và ít các hạt cao su. Vậy nên loại sân này cứng hơn so với sân AG. Hãy tưởng tượng mặt sân TF là phiên bản cấp thấp và cũ hơn của sân AG. Đây là mặt sân phổ biến nhất ở Việt Nam bởi chi phí đầu tư không quá cao, và chi phí tu bổ sửa chữa cũng ít, vậy nên có nhiều người làm.

Lưu ý khi chơi bóng trên mặt sân cỏ nhân tạo

Dưới đây là những nghiên cứu cho thấy những bất lợi dù bạn là người chơi chuyên nghiệp thì cũng khó tránh khỏi chấn thương:

  • Quen chơi trên sân cỏ tự nhiên khi chuyển sang sân cỏ nhân tạo sẽ khó thích nghi ngay lập tức, dễ gặp chấn thương.
  • Vì mặt sân cỏ nhân tạo khá cứng nên trong những pha va chạm, té ngã thì phản lực từ mặt sân đến cầu thủ cũng lớn hơn.
  • Trên sân cỏ tự nhiên, bạn có thể linh hoạt trong việc dừng và chuyển hướng đột ngột, ngược lại khi làm điều này trên sân cỏ nhân tạo thì rất dễ gặp chấn thương.
  • Độ nảy của bóng trên sân nhiều hơn 10% so với sân cỏ tự nhiên, gây trở ngại cho sự phán đoán quỹ đạo bóng của cầu thủ.
  • Thời gian bóng lăn cũng lâu hơn trên sân cỏ tự nhiên, rất dễ bị dẫn bóng trong tình huống quyết định.

TIÊU CHÍ CHỌN GIÀY ĐÁ BÓNG SÂN CỎ NHÂN TẠO


Nếu bạn đang đi giày bata, giày vải và muốn thử chuyển sang giày sân cỏ nhân tạo, bạn sẽ choáng ngợp bởi sự đa dạng về thương hiệu và kiểu dáng của các loại giày này. Có thể kế đến các hãng sản xuất giày sân cỏ nhân tạo như Nike, Adidas, Puma, Mizuno, Wika, Kamito, Mitre, Mira, Jogarbola, Ebet… Vậy nên chọn giày đá bóng sân cỏ nhân tạo như thế nào cho phù hợp với mình nhất?

Để chọn giày đá bóng sân cỏ nhân tạo bạn cần chú ý đến nhiều yếu tố. Dưới đây là 5 yếu tố bạn nên tham khảo để có thể lựa chọn cho mình một đôi giày sân cỏ nhân tạo phù hợp nhé!

  1. Loại đế giày: phù hợp mặt sân, độ bám tốt, lực tác dụng mạnh, định hướng chuyền bóng tốt ,… quan trọng hơn hết là tránh những chấn thương không mong muốn.
  2. Size giày và form giày: Chọn mua giày đá bóng thì ưu tiên hàng đầu cho mức độ phù hợp, với kích cỡ chân. Size giày bao nhiêu phù hợp với chân của bạn, Form giày cho chân người Việt hay nước ngoài sẽ có kích cỡ khác nhau người dùng cần chú ý
  3. Phù hợp thời tiết: vì sân cỏ nhân tạo là sân ngoài trời nên chúng ta cần một đôi giày thông thoáng chân, bớt nóng bức vào mùa hè, thoát hơi nhanh chóng, không bị ngập nước lâu khi đá vào mùa mưa. Điều này phụ thuộc vào chất liệu sản xuất nên đôi giày đá bóng
  4. Vị trí và phong cách chơi: Lựa chọn một đôi giày đá bóng phù hợp với vị trí thì đấu cũng như phong cách, lối chơi của bản thân giúp bạn bảo vệ đôi chân và phát huy tối đa năng lực của bản thân.
  5. Thương hiệu và giá thành: Chọn mua giày đá bóng sân cỏ nhân tạo bạn cũng cần lưu ý mua sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo lựa chọn được đôi giày sử dụng lâu dài, hiệu quả.

CÁCH CHỌN GIÀY ĐÁ BÓNG SÂN CỎ NHÂN TẠO THEO ĐẾ GIÀY


Không chỉ riêng gì sân cỏ nhân tạo mà ở tất cả các loại mặt sân khác, đế giày là thành phần quan trọng nhất trong việc chọn lựa một đôi giày bóng đá thi đấu. Đó là bởi việc chọn sai những tiêu chí khác có thể sẽ khiến bạn không thoải mái hay không phát huy hết kỹ năng sở trường của bản thân. Nhưng nếu chọn sai kiểu đế giày thì thậm chí sẽ dẫn đến cả những chấn thương không chỉ cho chính mình mà còn cả người chơi cùng.

Tại Việt Nam, có 3 loại đế giày được sử dụng phổ biến ở mặt cỏ nhân tạo.

  • Giày đinh dăm TF (Turf Floor) – phù hợp chơi ở sân TF (sân cỏ nhân tạo cùn) – lựa chọn tốt nhất cho mặt sân cỏ nhân tạo Việt Nam
  • Giày đinh tán AG (Artifical Grass) – phù hợp chơi ở sân AG (sân cỏ nhân tạo đạt chuẩn) 
  • Giày đế bằng IC (Indoor Soccer) – phù hợp chơi ở sân cỏ nhân tạo bằng phẳng, khô thoáng.

Mỗi loại lại phù hợp trong những tình huống hoàn cảnh nhất định. Cùng xem ưu nhược điểm của từng loại đế giày đá bóng sân cỏ nhân tạo này nhé.

1. Giày đinh dăm TF (Turf Floor)

Giày TF thường được chúng ta gọi là giày đinh dăm. Đây là loại đế phù hợp nhất cho mặt sân TF – mặt sân phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Đây là loại giày có đế bằng cao su với những đinh nhỏ và ngắn, chi chít khắp toàn bộ bề mặt phần đế giày. Vì sân TF không có quá nhiều cỏ nên giày TF cũng không cần những đinh dài để cắm xuống cỏ. Mặt sân cũng cứng, nên phần đế giày TF phải làm từ cao su, bên trong còn có thêm một lớp mút đệm để tăng độ êm và giảm lực tác động ngược từ mặt sân lên bàn chân.

Ưu điểm giày TF:
  • Phần đế giày có lớp nệm lót mềm, giúp cho việc di chuyển không bị đau
  • Bám sân, chống trơn trượt ngay cả khi trời mưa sân ướt.
  • Phù hợp với những người mới tập chơi/chuyển từ đá sân đất sang sân cỏ nhân tạo.
Nhược điểm giày TF:
  • Ảnh hưởng đến việc thực hiện các thao tác kĩ thuật
  • Chân có cảm giác rất nóng khi chơi bóng dưới trời nóng
  • Lực đá vào bóng không mạnh, độ sát thương bình thường.

2. Giày đinh tán AG (Artificial Grass)

Loại giày này được thiết kế để đá trên sân cỏ nhân tạo chuẩn quốc tế – sân AG (Artificial Grass). Đinh bằng nhựa cứng và dài, có hình trụ tròn hoặc tam giác, ít góc cạnh. Lý do của việc này là bởi cỏ nhân tạo được làm từ nhựa, có độ ma sát cao hơn so với cỏ thật, vậy nên các đinh giày AG không cần quá góc cạnh mà chỉ cần có hình tròn hoặc chữ nhật là đã đủ để bám vào mặt cỏ rồi.
Ưu điểm giày AG:
  • Rất bám sân, chống trơn trượt tốt
  • Nhìn rất mạnh mẽ, gấu ó, gây uy hiếp tinh thần cho cầu thủ đội bạn 😀
  • Độ sát thương cao
  • Đế cao nên có thể trụ và xoay chuyển đột ngột ở không gian rộng như sân 7/sân 11 cỏ tự nhiên.
Nhược điểm giày AG:
  • Thường không có phần lót nệm bảo vệ gót chân (đối với các loại giày Nike)
  • Dễ bị trật chân, chấn trương nếu di chuyển không cẩn thận
  • Di chuyển trên sân xấu và cỏ mỏng sẽ mang lại cảm giác nặng nề, khó chịu.
  • Đinh cao nên thực hiện kĩ thuật không tốt.
NOTE: Tôi có thể mang giày AG lên sân TF được không? Câu trả lời là: KHÔNG. Vì như ở trên đã nói: giày AG có các đinh cao để cắm xuống phần cỏ nhân tạo dày, trong khi mặt sân TF lại không có nhiều cỏ mà lại còn cứng nữa, vậy nên mang giày AG lên sân TF cũng chẳng khác gì mang một đôi guốc cao gót đi đá bóng. Nguy cơ chấn thương là khá cao đấy nhé.

3. Giày đế bằng IC (Indoor Soccer)

Giày đế IC được sản xuất để sử dụng cho mặt sân trong nhà. Đặt trong điều kiện sân cỏ nhân tạo ở Việt Nam: thường có cỏ thấp, mặt sân cứng, nên việc sử dụng giày đế bằng IC khi chơi trên bề mặt cỏ nhân tạo này là vẫn khả thi. Đây là một lựa chọn khá kinh tế nếu bạn chỉ muốn đầu tư một đôi giày để “chiến” tất cả các mặt trận.

Giày IC có mặt đế được làm bằng phẳng, không có đinh, chỉ có những đường rãnh nhỏ trải khắp mặt đế giày, giúp tạo ma sát tốt. Đặc biệt là các dòng giày này luôn luôn phải có một lớp đệm ở phần đế, nhằm giúp giảm chấn động ở bàn chân khi cầu thủ di chuyển trên sân. Phần bộ đệm này ở những mẫu giày futsal cao cấp sẽ được sử dụng những loại vật liệu cao cấp nhất của các hãng giày. Với Nike chính là bộ đệm Lunarlon trước đây hay hiện tại là bộ đệm React, còn với Adidas thì đó là phần đệm Boost.Ưu điểm giày IC:

  • Mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho cầu thủ khi khống chế bóng, rê bóng và di chuyển.
  • Đá banh thực hiện những cú kéo gầm, hay di chuyển rất sẽ dàng, đá bóng kỹ thuật tốt
  • Gần giống giầy bata bạn hay đi nên khả năng thích ứng tốt, phù hợp cho bác nào bị trật sơ mi , chấn thương vì đế thấp dễ di chuyển hơn nhiều nhé
Nhược điểm giày IC:
  • Độ bám sân ở các pha xoay xở, tăng tốc kém hơn.
  • Trong điều kiện mưa ẩm, mặt sân ướt, dễ khiến cầu thủ trượt ngã, đối mặt với chấn thương.
  • Lực vào banh có độ sát thương bình thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *